"Không thấy kết quả trước mắt,ửangụccháyrừngvắtkiệtlínhcứuhỏasphalt 8 hack tôi chỉ biết cắm đầu làm việc", Isabella Boucher, một trong hàng nghìn lính cứu hỏa Canada được huy động để khống chế cháy rừng tại tỉnh Quebec, nói.
Năm nay, Cơ quan Cứu hỏa Liên ngành Canada ghi nhận mùa cháy rừng tồi tệ nhất lịch sử với gần 6.500 đám cháy trong năm. Hơn 18 triệu ha diện tích nước này bị thiêu rụi, ngang ngửa diện tích quốc gia Bắc Phi Tunisia và hơn gấp đôi kỷ lục 7,6 triệu ha năm 1989.
Boucher cho hay mùa cháy năm nay đè nặng lên tinh thần cô và tất cả mọi người. "Tương lai thật đáng sợ", cô bày tỏ, mong muốn được nghỉ ngơi.
Cháy rừng kỷ lục khiến hàng chục nghìn người phải di tản. Hàng trăm nghìn cá thể động vật hoang dã thiệt mạng. Tại các khu rừng phía bắc bị tàn phá, không còn bất kỳ dấu vết nào của các loài động vật.
"Thông thường, chúng tôi sẽ tìm thấy dấu vết ở khắp nơi, nhưng giờ mọi thứ giống như sa mạc", thợ săn Paul Wabanonik nói ở một khu rừng thuộc Quebec.
Tại Yeallowknife, Alfred James, lính cứu hỏa 21 tuổi, cũng thừa nhận kiệt sức sau mùa hè làm việc không ngừng nghỉ. Cư dân thành phố cực bắc này đã phải sơ tán từ tháng 8 do cháy rừng.
"Mùa hè khan hiếm mưa khiến tình hình trở nên vô cùng khó khăn, toàn bộ thảm thực vật biến thành một khối lửa khổng lồ", anh mô tả. "Thật đau lòng khi thấy nhà cửa bị thiêu rụi và bản thân bất lực do đám cháy quá lớn".
James, sinh viên lâm nghiệp, cũng tỏ lo lắng về tương lai. "Khi hè càng nóng, mưa càng ít, cháy rừng sẽ ngày càng lan gần đến các cộng đồng và thành phố hơn. Đó là mối họa lớn".
Sau 10 năm phục vụ lực lượng cứu hỏa tỉnh miền tây British Columbia, Kara Galbraith, 29 tuổi, cho hay tình trạng cường độ và mật độ cháy rừng tăng đang trở thành "bình thường mới".
Mùa cháy rừng thường bắt đầu ở Canada vào tháng 5 nhưng theo Galbraith, nó đang có xu hướng bắt đầu ngày càng sớm hơn, ngay sau khi tuyết tan và kéo dài đến tận tháng 10.
Galbraith dẫn đầu đội cứu hỏa gồm 18 thành viên. Toàn đội hoạt động suốt mùa hè, công việc "giống một môn thể thao đồng đội, chú trọng thể lực và kỹ năng phối hợp". "Đó là một mùa cháy rừng dài, làm hao mòn lực lượng, trong khi quân số quá ít so với quy mô các đám cháy", cô nói.
Cũng tại British Columbia, lính cứu hỏa tình nguyện Darren Reynold kể rằng hồi tháng 8, chính trạm cứu hỏa mà ông làm việc đã bị cháy rừng tấn công. "Như thể địa ngục mở ra, lửa cứ lan đến qua đường cao tốc, chúng tôi không thể ngăn chặn được", ông nói.
"Chúng tôi không thể thở, cây cối cháy rụi ngay bên cạnh, trạm cứu hỏa cháy phừng phừng, những chiếc xe bị xé toạc và phát nổ. Cả con đường cao tốc là địa ngục, không thể nhìn được vài cm trước mặt".
Reynold và nhiều lính cứu hỏa khác cũng mất nhà vì cháy rừng, nhưng ông khẳng định họ vẫn nỗ lực làm việc để bảo vệ cộng đồng.
Luc Boutin, 60 tuổi, một trong những lính cứu hỏa tình nguyện cao tuổi nhất Canada, chưa từng thấy mùa cháy rừng nào tồi tệ như vậy. Dù có 30 năm kinh nghiệm xử lý cháy nhà ở Lebel-sur-Quevillon, thị trấn nhỏ bao quanh bởi rừng ở vùng Quebec, ông vẫn là "lính mới" khi xử lý cháy rừng.
"Đó là một bức tường lửa, chúng tôi đã rất sợ hãi", ông nhớ lại. "Có những buổi sáng thức dậy và không thể nhìn thấy gì ở khoảng cách vài mét vì khói quá dày. Tôi hy vọng mình không bao giờ phải trải qua điều này nữa".
Đức Trung (Theo AFP, CBC)